Những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh và mẹ cần chuẩn bị trước khi lâm bồn
Ngoài việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh nở, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt các đồ vật để sử dụng trong quá trình nằm viện theo yêu cầu của bác sĩ. Vậy những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh và bà mẹ phải chuẩn bị những gì? Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Xác định phương pháp sinh nở để chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh
Nếu bạn sinh thường mà không gặp phải các vấn đề gì bất thường sau sinh, đa số các bệnh viện có chỉ định để sản phụ và trẻ em sơ sinh nằm viện 1 - 2 ngày. Sản phụ sinh mổ nằm viện 5 - 7 ngày để theo dõi vết mổ.
Trong thời gian nằm viện, chị em sẽ mặc quần áo theo quy định của bệnh viện. Một số bệnh phụ sản sẽ có riêng quần áo, khăn, tã cho trẻ sơ sinh sử dụng, khi nào xuất viện thì gia đình trả lại. Do vậy, khi chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh và mẹ không cần thiết phải mang theo quá nhiều.
Chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh theo tình hình, quy định của bệnh viện
-
Tùy theo tình hình thời tiết trong tuần, tháng, chị em có thể sắp xếp thêm hoặc thay đổi chủng loại quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé phù hợp (đồ dày – mỏng, quần áo dài tay – cộc tay).
-
Tìm hiểu trước các dịch vụ cung cấp và quy định tại bệnh viện để tránh mang theo lỉnh kỉnh đồ vật dụng khi vào viện: phích nước nóng, thuê giường nằm cho người thân sản phụ, giặt là lấy ngay…
-
Mẹ cần sắp xếp những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh theo thứ tự, phân loại theo ngăn hoặc túi riêng. Chị em có thể dán nhãn các loại đồ đã có bên ngoài túi để người nhà biết. Chỉ nên mang 1 - 2 túi đồ khi đi sinh. Nếu nhà gần bệnh viện bạn có thể mang thêm đồ dùng vào sau.
-
Các loại áo quần, khăn cần được giặt khô sạch sẽ khi mới mua để tránh kích ứng với da. Bởi lúc này sức đề kháng của cả mẹ và bé đang rất yếu, cơ thể nhạy cảm với các yếu tố xung quanh. Cho nên Cleanipedia khuyến khích gia đình sử dụng các sản phẩm chăm sóc giặt giũ quần áo dành cho làn da nhạy cảm.
Những đồ dùng cần thiết cho mẹ khi sinh
-
Quần áo dài tay mặc khi ra viện: 1 bộ – tốt nhất nên chọn loại rộng, thoáng mát, thiết kế thuận tiện khi cho con bú.
-
Bỉm người lớn: 3-4 miếng.
-
Quần lót dùng một lần: 1 gói 5 chiếc.
-
Mũ đội đầu, khăn quàng: 1 chiếc.
-
Tất chân: 1 đôi.
-
Đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải răng, nước súc miệng, dầu gội khô.
-
Các loại trang sức đắt tiền, điện thoại: Sản phụ nên đưa lại cho người thân cất giữ hoặc để ở nhà không nên mang vào bệnh viện.
Những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh
-
2 bộ quần áo dài tay mặc cho bé khi ra viện hoặc khi quần áo của bệnh viện bị bẩn mà họ chưa kịp tắm để thay cho bé.
-
Mũ đội đầu, che thóp, mỗi loại 1 chiếc.
-
Bao tay chân: 2 bộ. (Đem hay không cũng được)
-
Khăn quấn bé: 2 chiếc.
-
Chăn ủ: 1 chiếc.
-
Băng rốn: 4 - 5 chiếc. (Đem hay không cũng được)
-
Rơ lưỡi: 5-7 chiếc.
-
Bông y tế: 1 gói nhỏ.
-
Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.
-
Khăn sữa để lau mặt và tay chân cho bé.
-
Cốc, thìa, bình sữa, sữa bột: đề phòng trường hợp mẹ sau sinh chưa có sữa ngay cho bé bú.
-
Quần đóng bỉm: 4-6 chiếc để thay khi bẩn.
-
Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 1 bịch nhỏ hoặc 15-20 chiếc: 1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục.
Những thứ đồ không cần thiết cho trẻ sơ sinh
1. Không cần mua bao tay, bao chân cho trẻ
Vốn dĩ bàn chân và bàn tay của trẻ sơ sinh luôn lạnh là do thân nhiệt trong người vẫn chưa thể điều hòa được, nên bạn thường hay nhầm lần rằng bé đang bị lạnh. Thật ra không phải vậy, việc đeo bao tay sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ. Dù trẻ có mút ngón tay hay cào thì bạn cũng không nên sử dụng bao tay vì trong giai đoạn này bé đang phát triển mạnh mẽ và những hành động đó chứng tỏ não của bé dần hoàn thiện.
2. Phấn rôm là vật dụng không cần thiết phải chuẩn bị
Trẻ sẽ bị hăm nặng nếu bạn sử dụng phấn rôm thường xuyên trên da trẻ. Trường hợp này xảy ra là do bột phấn rôm gây nên tình trạng bít lỗ chân lông, làm da trẻ bị khô, không thể hô hấp để bài tiết được. Điều này rất có hại và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da còn mỏng manh của trẻ.
3. Không cần thiết khi chuẩn bị gối đầu
Do đường cong cột sống cổ chưa hình thành khi trẻ mới sinh nên việc chuẩn bị gối đầu là điều không cần thiết. Bạn có thể đặt trẻ nằm trên nệm phẳng để trẻ có thể chơi đùa. Tuyệt đối đừng dùng gối kê đầu vì có thể gây ra tác động làm cột sống cổ của trẻ bị cong. Khi trẻ ở độ tuổi từ 7 tuổi trở lên thì đốt sống cổ mới phát triển hoàn toàn.
4. Không cần chuẩn bị băng rốn
Rốn của bé cần được khô thoáng để vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể, gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ. Việc dán băng rốn, bạn nghĩ sẽ bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, bụi bặm nhưng bạn không biết rằng nếu băng kín lại sẽ khiến rốn của trẻ lâu khô và làm ẩm ướt. Rốn bị ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần việc bạn để rốn khô thoáng, điều này làm rốn bị nhiễm trùng, sưng đỏ rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Đây không phải là những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh.